Vào những trời mưa lành lạnh có bát bánh đa cua nóng hổi thơm lừng mùi riêu cua cùng chả lá lốt thật chẳng còn gì thích thú bằng. Mỗi bát bánh đa cua thường có rất nhiều màu sắc khác nhau mang khiến tổng thể cả bát bún trở nên hấp dẫn và ngon hơn bao giờ hết!
Hãy cùng cachnau.net tìm hiểu cách nấu bánh đa cua này nhé!
Cách nấu bánh đa cua chuẩn vị Hải Phòng
Bánh đa cua là món ăn mà bất cứ ai khi nghe tới đều nghĩ về vùng đất Hải Phòng trù phú. Món ăn là sự kết hợp hoàn hảo của sợi bánh đa dai giòn, cùng chả lá lốt và cua đồng. Những nguyên liệu tự nhiên ấy làm nên món ăn thật hấp dẫn.
Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm
Cua đồng sạch: 500g
Sườn heo non: 300g
Chả cá loại ngon: 100g
Mỡ lợn: 100g
Thịt heo xay nhuyễn: 150g
Lá lốt: 1 bó
Bánh đa đỏ
Cà chua chín: 2 quả
Rau rút: 1 bó
Rau muống: 1 bó
Nấm mèo: 3 tai
Hành khô: 2 củ
Ớt sừng: 3 trái
Chanh tươi: 2 trái
Các loại rau ăn kèm: xà lách, rau thơm, hành lá, ngò…
Các gia vị nêm nếm thường dùng: dầu ăn, muối, hạt nêm, bột ngọt, mắm tôm…
Lưu ý khi chọn nguyên liệu
Ngoài việc chọn mua những con cua tươi, còn sống thì còn những yếu tố khác để quyết định đến độ tươi ngon của cua đồng. Bạn cần lưu ý những điều sau để chọn được cua tươi ngon giúp bạn có cách nấu bánh đa cua ngon nhất
– Thời điểm mua cua đồng tốt nhất là vào đầu tháng hoặc cuối tháng. Thời điểm này cua chắc thịt, thơm ngon nhất. Nếu mua vào giữa tháng thì cua nhiều vỏ, bị ốp.
– Cua đồng cần chọn là những con có màu sáng đục thường thì mai cua có màu sáng hơn một chút. Cua được chọn là những con khỏe mạnh, di chuyển nhanh, càng luôn chĩa lên trên. Chú ý khi mua thấy mình cua mập, chân càng còn nguyên vẹn là được. Khi ấn vào vỏ yếm thì thấy có bọt khí nổi lên tức là cua còn khỏe và tươi. Yếm cua chắc thì có nghĩa cua chắc thịt và ngược lại nếu yếm cua bị lún thì là cua ốp, ít thịt.
Sườn heo không chỉ là nguyên liệu để nấu nước dùng mà còn là thức dùng để ăn kèm với bánh đa nên bạn cũng cần chú ý chọn nguyên liệu kỹ lưỡng.
Miếng sườn được chọn nên có cả nạc và mỡ. Miếng xương dẹp và nhỏ thì vừa khiến miếng sường trông đep mặt hơn vừa là miếng sường nhiều thịt, ít xương. Miếng sườn cần có màu hồng nhạt, khi ấn tay vào thấy miếng sườn có độ đàn hồi tốt. Tuyệt đối không chọn sườn có màu xám khác thường mùi hôi và nhớt.
Bánh đa đỏ là nguyên liệu đặc trưng của món ăn. Bánh được làm theo công thức đặc trưng của người Hải Phòng và được làm từ gạo. Vì thế muốn ngon thì bạn nên tìm tới mua đúng gốc là được. Hoặc có thể tìm đến các địa chỉ uy tín để tìm mua.
Cách nấu nấu bánh đa cua ngon
Bước 1: Tiến hành sơ chế nguyên liệu
Sơ chế sườn và cua
– Sườn non mua về bạn rửa nhiều lần với nước sạch hoặc có thể xát thêm muối cho sạch hẳn. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch rồi chặt thành từng miếng vừa ăn.
– Tiếp tục đun sôi 1 nồi nước rồi cho sườn vào luộc chừng 1 tới 2 phút. Cách làm này vừa giúp chất bẩn tiết hết ra vừa giúp khử mùi hôi của sườn. Sau đó bạn vớt ra và rửa lại với nước sạch.
Cua bạn cho vào nồi cùng chút muối rồi xóc thật sạch. Tiếp tục tách phần yếm và mai cua để riêng và chỉ lấy phần thân. Dùng tăm để lấy gạch cua ở mai ra bỏ vào 1 nồi riêng.
Sơ chế nguyên liệu khác
– Bánh đa rửa sạch rồi ngâm với nước lạnh khoảng 5 phút cho mềm rồi vớt ra để ráo nước.
– Mỡ lợn rửa sạch rồi thái hạt lựu.
– Cà chua bỏ cuống ,rửa sạch rồi thái múi cau.
– Lá lốt nhặt cuống rửa sạch rồi để ráo nước.
– Rau muống nhặt sạch, bỏ bớt lá rồi cắt thành khúc vừa ăn. Sau đó đem rửa sạch rồi để ráo nước.
– Rau rút chỉ nhặt cọng non, rửa sạch rồi để ráo.
– Nấm mèo rửa sạch rồi ngâm với nước cho nở ra. Cắt gốc, rửa lại lần nữa rồi băm nhỏ
– Hành khô bóc vỏ và thái lát mỏng
– Hành lá, ngòn, rau thơm nhặt gốc, rửa sạch rồi thái nhỏ.
– Chả cá cắt miếng mỏng vừa ăn.
Bước 2: Thực hiện nấu nước dùng
– Sườn non sau khi luộc sơ thì bạn vớt ra và rửa sạch bạn cho vào nồi để nấu nước đùng. Nước dùng bạn đổ ngập mặt sườn và cho thêm hạt nêm, nước mắm, bột ngọt rồi ninh thêm chừng 1,5 tiếng nữa cho chất ngọt tiết ra hết.
Bạn cần căn chỉnh lượng nước sao cho phù hợp với số người ăn trong gia đình nhé! Và chú ý khi ninh sường heo thì thấy bọt thì tiếp tục hớt bọt cho nước trong hơn nhé!
Lưu ý: Xương bạn nên sơ chế trước rồi mới bắc nồi ninh trên bếp. Như vậy trong thời gian chờ xương chín bạn co thể tiến hành làm các nguyên liệu khác cho tiết kiệm thời gian.
Bước 3: Thực hiện xay cua
Thân cua bạn cho thêm muối vào máy xay xay nhuyễn. Nếu không có máy xay thì bạn có thể cho cua vào cối thì giã nhuyễn. Giã bằng cối không nhuyễn bằng máy xay cũng tốn nhiều thời gian hơn.
Tiếp đến bạn cho thêm chút nước vào rồi dùng tay bóp nhẹ để thịt cua nổi lên đồng thời tiết ra hết chất rồi bạn lọc qua rây. Nước lọc bạn cho vào một cái nồi khác.
Bước 4: Tiến hành làm chả lá lốt
Thịt lợn xay nhuyễn, nấm thái nhỏ, hành lá thái nhỏ và 1/2 thìa hạt nêm, bột ngọt. Thêm chút hạt tiêu xay vào bát rồi trộn đều đến khi các nguyên liệu hòa trộn hết.
– Tiếp tục xúc từng thìa nhỏ vào chiếc lá lốt rồi cuộn tròn lại thành những miếng nhỏ và dài. Nếu lá lốt còn cuống thì bạn dùng cuống gập vào bên trong thân để ghim chặt cuộn lá lốt lại.
– Nếu không thì bạn có thể dùng tăm để ghim lại cũng được. Làm như thế đến khi hết nguyên liệu rồi chiên chả trên bếp cho chín.
Bước 5: Thực hiện xào gạch cua và chần rau ăn kèm
– Mỡ lợn bạn rửa sạch rồi cho vào chảo và đun nóng tới khi mỡ tiết ra hết và tóp mỡ khô lại. Tiếp tục cho hành khô đã thái mỏng vào rồi phi thơm vàng lên. Tiếp tục đổ chén gạch cua vào xào đến vàng rồi để ra một bát riêng.
Bạn đặt 1 nồi nước khác cho tiếp rau muống và rau nhút vào luộc cho chín rồi vớt ra rồi thả nhanh vào khay nước đa. Được khoảng 10p thì rau cũng giòn thì bạn vớt ra rổ và để ráo là được.
Bước 6. Hoàn thiện nồi nước canh bánh đa cua và thưởng thức
– Phần nước ninh từ sường heo bạn cho sang một cái nồi khác. Tùy sở thích mà bạn có thể cho sườn ra cùng.
– Đặt nồi nước lọc cua lên bếp để đun. Nhớ đun lửa liu riu thôi và khuấy nhẹ nhàng để gạch cua không bị cháy khét ở đáy nồi. Khi thấy gạch cua nổi lên thì bạn nhanh chóng vớt gạch ra một bát riêng để gạch đỡ vỡ, nát.
– Tiếp tục đổ thêm cà chua thái múi và nước hầm xương vào đun cùng. Khi thấy nồi nước sôi thì bạn nêm nếm gia vị lại 1 lần nữa cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Bánh đa bạn trụng vào nước sôi cho mềm rồi vảy ráo và để ra bát. Đặt sườn heo, chả cá, chả lá lốt lên trên rồi múc nước gạch cua vào cho có màu đẹp mắt. Tùy sở thích bạn có thể cho thêm hành, ngò hay ớt. Cuối cùng cho nước dùng vào bát và ăn nóng là được.
Món này ăn kèm với rau sống, chanh tươi và bát nước mắm ăn kèm là ngon hết ý. Với cách nấu bánh đa cua mà cachnau.net chia sẻ, hi vọng bạn có thể nấu một món ngon cho cả gia đình thưởng thức.
Nguồn: wikiohana.net